Hiện nay, việc học bằng lái xe ô tô đã trở lên là một nhu cầu phổ biến của con người khi mà nhu cầu công việc và đời sống cá nhân của mỗi người ngày càng tăng cao. Về bằng lái xe ô tô thì có nhiều hạng và mỗi hạng sẽ phục vụ cho mỗi nhu cầu khác nhau nên trước khi đi học lái xe ô tô thì các bạn nên tìm hiểu kỹ về những quy định học bằng lái xe hạng B2, C, D của Bộ GTVT.
Mỗi hạng bằng có thời gian đổi bằng khác nhau, vui lòng xem tại đây: Thời hạn đổi bằng lái xe các hạng A1, A2, B1, B2, C, D, E
Một số điều kiện để có thể tham gia khóa học lái xe hạng B2, C, D đó là: độ tuổi học lái xe, sức khỏe của học viên tham gia thi lái xe, nội dung các bài sát hạch và quy định về nâng bằng lái xe ô tô như thế nào?
Xem thêm: Một số lưu ý khi thi bằng lái xe ô tô
Quy định về bằng lái xe ô tô các hạng B2, C, D tại Việt Nam
Sau đây, là một số quy định về quyền điều khiển của các loại bằng lái xe B2, C và D:
- Hạng bằng B2: đây là một trong những loại bằng phổ biến hiện nay, hạng này được phép điều khiển xe ô tô dưới 9 chỗ và xe tải dưới 3,5 tấn, được phép kinh doanh vận tải. Hầu như học viên đều chọn học hạng B2 vì tính thông dụng cũng như phù hợp với đa số nhu cầu của học viên là lái xe trong gia đình hoặc phục vụ công việc của mình (lái taxi, lái xe tải, xe cơ quan…).
- Hạng bằng C: đây là loại bằng lái xe ô tô được phép điều khiển ô tô trên 9 chỗ và xe có trọng tải trên 3,5 tấn, được phép kinh doanh vận tải.
- Hạng bằng D: hạng bằng này được phép điều khiển các phương tiện được quy định ở các hạng B, C và xe ô tô chở người từ 10-30 chỗ ngồi.
Bao nhiêu tuổi được học lái xe ô tô các hạng B2, C, D?
Hiện nay quy đinh tuổi thi bằng lái xe ô tô của nhà nước và yêu cầu về sức khoẻ cho người tham gia giao thông ở Việt Nam như sau:
- Độ tuổi học bằng lái xe ô tô hạng B2, C, D ở Việt Nam:
+ Quy định về độ tuổi học bằng B2: Học viên đủ từ 18 tuổi trở lên được phép điều khiển xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg và có thể học lái xe bằng B2 ô tô được phép chở người từ 4 chỗ – 9 chỗ.
+ Độ tuổi học bằng hạng C: Học viên đủ từ 21 tuổi trở lên được phép điều khiển xe ô tô tải, xe máy kéo có trải trọng từ 3.500kg trở lên, và có thể học bằng ô tô được phép chở người từ 4 chỗ – 9 chỗ và xe kéo rơ móc.
+ Độ tuổi học bằng hạng D: Học viên đủ 24 tuổi trở lên được phép điều khiển xe ô tô chở từ 10 người đến 30 người và các loại xe được quy định ở hạng B và C.
- Điều kiện sức khỏe đủ để tham gia thi bằng lái B2, C, D hiện nay
Theo quy định học lái xe B2, C, D của Bộ GTVT thì các bạn cần đáp ứng các điều kiện về sức khỏe như sau:
– Sức khỏe tốt, không mắc các bệnh nguy hiểm. Cơ thể bình thường.
– Không được dị tật, thừa hay thiếu ngón tay ngón chân, teo cơ, tiền sử mắc bệnh động kinh, có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hay một số bệnh gây nguy hiểm cho xã hội, dễ lây nhiễm và bệnh cần cách ly.
– Giấy khám sức khỏe phải do bệnh viện cấp quận, huyện, thành phố xác nhận dấu giáp lai, hình thẻ và xác nhận của bác sỹ chuyên khoa, được cấp trong 3 tháng gần nhất.
Nội dung thi bằng lái xe ô tô các hạng B2, C, D
Ban chấm thi sẽ là người của Sở GTVT. Ngoài 2 phần thi lý thuyết và sa hình thì bạn phải thi phần thứ 3 nữa đó là phần đường trường. Đây là kì thi quan trọng nên bạn sẽ bị cảm thấy áp lực, nhưng nều bạn đã chuẩn bị kĩ và học lái xe ô tô nghiêm túc thì bạn không cần phải lo lắng và có thể vượt qua dễ dàng kỳ thi này.
Trước đây khi chưa có chip chấm điểm tự động thì phần thi sa hình sẽ do ban giám khảo ngồi ngoài chấm điểm nên tỷ lệ đỗ tương đối cao vì giám khảo khó nhìn chính xác được lỗi nhưng bây giờ thi bằng chip chấm điểm thay vì ban giám khảo nên nếu chỉ cần chạm vạch thôi thì thiết bị sẽ trừ điểm ngay và đồng thời công bố điểm trên loa và điểm được công khai nên học viên phải tự thi chứ không thể trông chờ được sự châm chước của ban giám khảo như trước nữa.
Phần thi luật giao thông:
- Thi trắc nghiệm trên máy tính
Sau khi xong phần kiểm tra hồ sơ thì học viên sẽ ngồi đợi đọc tên để vào thi phần luật. Đề thi lý thuyết có 30 câu và thời gian làm bài trong 20 phút. Và các học viên sẽ thao tác trên máy tính. Yêu cầu thí sinh phải làm đúng 26/30 câu đối vơí hạng B2 và 28 câu đối với hạng C là bạn sẽ đủ điều kiện để tham gia thi thực hành.
- Phần thi sa hình:
Đối với phần thi sa hình thì sẽ có 11 bài thi đối với hạng B2 (theo quy định mới nhất), các hạng C và D vẫn là 10 bài thi như trước. Cụ thể các bài thi sa hình như sau:
Bài thi 1: Xuất phát.
Bài thi 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ.
Bài thi 3: Dừng xe và khởi hành ngang dốc.
Bài thi 4: Qua vệt bánh xe và đường vuông góc.
Bài thi 5: Qua ngã tư có tín hiệu đèn giao thông.
Bài thi 6: Qua đường vòng quang co (chữ S).
Bài thi 7: Ghép xe dọc vào nơi đỗ.
Bài thi 8: Ghép xe ngang vào nơi đỗ.
Bài thi 9: Tạm dừng ở nơi có đường sắt chạy qua.
Bài thi 10: Thay đổi số trên đường thẳng.
Bài thi 11: Kết thúc.
Lưu ý: Riêng hạng C và D thì chỉ có 10 bài thi sa hình (bỏ bài số 8).
Bí quyết để vượt qua được phần thi sa hình đó là: phải chạy xe thật chậm và bo cua rộng tay lái để bạn có thời gian canh chỉnh bánh xe. Thời gian thi 18 phút nên không cần gì phải vội cả, bạn cứ để đúng tốc độ số 1 mà đi.
Yêu cầu của phần thi sa hình: học viên cần đạt là 80/100 điểm là đạt áp dụng chung cho tất cả các hạng.
- Phần thi đường trường:
Đây là phần thi cuối cùng, phần này thì nhẹ nhõm hơn và gần như là bạn đã có được tấm bằng lái ô tô trong tay rồi. Đây là phần thi thường mang tính chất thủ tục thôi nên các bạn sẽ đỡ tâm lý hơn rồi.