Thời tiết đầu xuân hoặc ngày đông độ ẩm cao, thay đổi nhiệt độ thất thường khiến cho sương mù vào buổi sáng và cuối chiều sang đêm. Tình trạng sương mù dày khiến cho quá trình di chuyển của các tài xế nguy hiểm hơn nhất là đối với các tài xế phải đi ở đường núi quanh co, đường bé, tầm nhìn đã bị hạn chế lại càng bị hạn chế hơn. Dưới đây là một số kỹ năng để các tài xế có thể vững tay lái trên đường sương mù.
Xem thêm:
1. Tránh thời gian sương mù
Việc dễ dàng nhất đối với bạn đó chính là tránh các thời điểm có sương mù. Nếu không có việc gì quá gấp gáp hoặc có công việc thì cũng hãy cố gắng sắp xếp thời gian để cho mức độ sương mù tan bớt để có tầm nhìn rộng hơn, bạn nên xem dự báo thời tiết để có sự chuẩn bị tốt nhất.
2. Kiểm tra xe
Trong điều kiện sương mù thì sẽ có một số bắt lợi xẩy ra đối với người lái xe:
- Tầm nhìn bị hạn chế
- Đường trơn và ướt
- Nhiệt độ thấp
Để khắc phục những yếu tốt bất lợi đó bạn cần kiểm tra kỹ một số bộ phận trên xe để giảm thiểu những điều bất lợi như đèn, phanh, lốp ô tô và điều hòa. Đèn là điều kiện bắt buộc cần có, hoạt động tốt nếu muốn chạy đường sương mù, bởi lẽ không chỉ giúp tăng tầm nhìn cho tài xế mà còn để những xe khác quan sát thấy xe của mình. Trước khi chạy hãy kiểm tra nhanh tất cả các đèn có hoạt động hay không.
Khi đi đường sương mù, không được sử dụng đèn pha dạng chiếu xa, mà phải chuyển sang chiếu gần. Bởi lẽ sương mù thực chất là tập hợp của hơi nước như những tấm gương phản xạ ánh sáng, bật chế độ chiếu xa chỉ làm cho ánh sáng đập ngược trở lại mắt tài xế, không thể quan sát thấy đường. Chùm chiếu gần giúp ánh đèn bám xuống lòng đường, tạo chỉ dấu di chuyển.
Nên nhớ, mặt đường lúc có sương, sẽ ẩm ướt, nên lốp xe đóng vai trò hết sức quan trọng với mỗi tình huống phanh dừng xe. Đi trên đường có phủ lớp nước, quãng đường phanh của bất kỳ xe nào cũng dài hơn so với đường khô, do vậy nên vận hành ở tốc độ an toàn theo khả năng của từng người và giữ khoảng cách với xe phía trước nhiều hơn gấp đôi so với thông thường. Và cố gắng hạn chế tối đa việc tăng tốc.
3. Chuẩn bị đèn sương mù
Có thể nói đây là một trong những điều quan trọng nhất khi di chuyển trong điều kiện đường sương mù. Bình thường và cũng là đại đa số thì đèn ở xe được trang bị là ánh sáng trắng do vậy khi chiếu vào sường mù sẽ xảy ra hiện tượng tán sắc và hấp thụ sáng nên không thể giúp người điều khiển làm tăng khả năng quan sát. Chỉ những xe có đèn sương mù màu vàng mới hỗ trợ được tài xế trong điều kiện thời tiết như vậy.
Tuy nhiên, nếu chủ sở hữu xe có thói quen lưu trữ một vài miếng ny-lông màu vàng hoặc đỏ (loại giấy gói oản) trong xe, thì đôi lúc nó sẽ trở thành “phao cứu sinh” để vượt qua sương mù thay vì bạn phải dừng lại dọc đường. Những miếng ny-lông màu khi được dán vào đèn pha, sẽ có tác dụng gần như đèn sương mù. Khi di chuyển, nên bật tất cả các loại đèn chiếu sáng có gắn trên xe, trong đó đèn pha giữ nguyên vị trí chiếu gần (cốt) còn đèn cảnh báo nguy hiểm (màu vàng) ở trạng thái nháy liên tục, nhằm báo hiệu cho các xe khác đang cùng lưu thông. Nếu xe có trang bị đèn sương mù, bạn nên tắt đèn pha để làm tăng hiệu quả của ánh sáng vàng.
4. Bật sưởi kính lái
Trời sương mù thường đi kèm với nhiệt độ bên ngoài thấp, tác động trực tiếp lên bề mặt kính lái. Mặt trong kính lái sẽ nhanh chóng mờ đi do lượng hơi nước bắt đầu ngưng tụ. Hầu hết các xe ngày nay đều trang bị hệ thống sưởi kính lái chỉ với một nút bấm, hãy sử dụng chức năng này để không bị hạn chế tầm nhìn.
5. Quan sát công-tơ-mét và tắt nhạc
Tạo thói quen quan sát đồng hồ công-tơ-mét để nắm được tốc độ của xe, đi trời sương mù dùng mắt thôi chưa đủ, tài xế đôi khi phải dùng cả tai. Do đó, hãy tắt hệ thống âm thanh trên xe, hạ thấp kính cửa sổ một chút để có thể nghe rõ các xe đang di chuyển xung quanh.
6. Vận hành với tốc độ an toàn và giữ khoảng cách
Đi trên đường có phủ lớp nước, quãng đường phanh của bất kỳ xe nào cũng dài hơn so với đường khô, do vậy nên vận hành ở tốc độ an toàn theo khả năng của từng người và giữ khoảng cách với xe phía trước nhiều hơn gấp đôi so với thông thường.
Đây là kỹ năng đương nhiên phải dùng khi đi đường sương mù. Bởi lẽ tầm nhìn ngắn không cho phép tài xế đạp ga thật lớn để rồi phải phanh gấp khi phát hiện có xe phía trước. Ngoài ra, đi nhanh và không giữ khoảng cách sẽ khó xử lý hơn nếu phía trước đột nhiên có tình huống bất ngờ như xe chất máy, tụt dốc…
7. Lưu tâm điều kiện mặt đường
Với những đoạn đường mới, chưa quen thì ngoài đi chậm còn phải tập trung quan sát để biết điều kiện mặt đường. Bởi lẽ nếu chỉ bám vào ánh đèn xe trước để di chuyển mà không lưu tâm bên dưới bánh xe có gì thì rất dễ sa vào hoàn cảnh xấu như đường lầy lội, trơn trượt.
Nguồn: sưu tầm